Bệnh đau mắt đỏ có cần ăn kiêng không và những lưu ý cần biết?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc ở mắt. Đây là một loại bệnh dễ lây lan do virus gây ra và rất hay mắc vào thời điểm giao mùa cuối thu sang đến mùa đông. Bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra rất nhiều sự phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cho người mắc. Vậy bệnh đau mắt đỏ có cần ăn kiêng không? sau đây hãy cùng Hanoireview tham khảo các lưu ý cần biết khi bị đau mắt đỏ nhé!

Bệnh đau mắt đỏ có triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ rất đa dạng. Bệnh thường có khả năng lây sang người khác sau khi các triệu chứng của bệnh khởi phát từ 3 đến 5 ngày. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của bệnh:

Bệnh nhân cảm thấy ngứa mắt, mí mắt của người bệnh bị sưng đỏ, có tình trạng chảy nhiều gỉ mắt, đặc biệt buổi sáng khi thức dậy có hiện tượng gỉ mắt dính chặt vào lông mi khiến khó mở mắt, mắt rất khó chịu, có cảm giác bị cộm và phải dụi mắt.

Đối với một số trường hợp khác, có thể nổi hạch ở trước tai khiến bệnh nhân đau. Gỉ mắt có màu trắng, dạng sợi ở các trường hợp do virus gây ra. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì gỉ mắt thường có màu vàng hoặc xanh như mủ, có hiện tượng ngứa mắt, chảy nước mắt,…

Đối với trẻ nhỏ, khi gặp phải bệnh này, ngoài những biểu hiện ở mắt, các con còn có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt,…

Nếu thấy những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hoặc có biểu hiện bất thường về tầm nhìn, bị chói mắt khi ra sàng, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Bị đau mắt đỏ không nên ăn gì?

1. Đau mắt đỏ không nên ăn đồ cay nóng

không nên ăn đồ cay nóng

Nếu bị đau mắt đỏ bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính nóng. Chẳng hạn như các gia vị hành tỏi, hẹ, ớt, hoặc thịt chó, thịt dê. Nguyên nhân là vì chúng sẽ khiến tình trạng mắt đỏ càng tồi tệ hơn bởi cảm giác nóng và rát.

2. Đau mắt đỏ không nên ăn đồ tanh

Tránh xa các loại hải sản ví dụ như cá chép, cá mè, tôm, cua và ốc. Đồ ăn tanh sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng viêm kết mạc càng trầm trọng. Làm kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng đau mắt đỏ.

3. Đau mắt đỏ không nên ăn rau muống

không nên ăn rau muống

Mặc dù rau muống là một lựa chọn khá tốt trong bữa ăn hàng ngày. Song người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn rau muống và dùng canh rau muống nếu như muốn bệnh nhanh khỏi. Trong rau muống có đặc tính khiến mắt sản sinh nhiều ghèn. Nó làm tình trạng bệnh của mắc càng phức tạp hơn. Gây khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh đôi mắt.

3. Đau mắt đỏ nên hạn chết chất kích thích

Đối với đau mắt đỏ, chất nicotin có trong thuốc lá sẽ khiến mắt người bệnh phải điều tiết nhiều hơn. Trong khi đó, uống rượu bia làm cho mắt kích ứng nhiều . Tất cả các khó khăn này bắt buộc mắt phải làm việc nhiều hơn, thay vì được nghỉ ngơi lúc đang bị đau mắt đỏ.

4. Đau mắt đỏ không nên ăn mỡ động vật

Mhì mỡ động vật có tác động không tốt khi bị đau mắt đỏ. Theo các chuyên gia Y tế, lượng mỡ tăng cao trong máu có liên quan đến khả năng bình phục. Làm chậm và gia tăng triệu chứng của bệnh viêm kết mạc. Chính vì vậy, dầu thực vật luôn là sự lựa chọn thay thế tối ưu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.

Các lưu ý cần biết khi bị đau mắt đỏ

  • Hạn chế làm việc: Các tác động của màn hình máy tính, điện thoại , hay TV đều không tốt cho mắt, đặc biệt là lúc đang bị đau mắt đỏ. Do đó, mắt cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc và điều tiết quá nhiều để nhanh khỏi bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh mắt: Bệnh đau mắt đỏ đôi khi chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý là có thể khỏi sau một thời gian ngắn. Điều quan trọng là bệnh nhân phải giữ vệ sinh tốt cho mắt. Tránh đi đến nơi có nhiều khói bụi. Nên đeo kính râm bảo vệ mắt.
  • Đề phòng lây lan: Cần cách ly các vật dụng vệ sinh cá nhân của mình như khăn mặt để đề phòng lây lan cho các thành viên trong gia đình.
  • Chế độ ăn uống: Nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng. Các chất chống oxy hóa nhằm ngăn chặn chất thải tích tụ dưới võng mạc.
  • Không tùy ý sử dụng kháng sinh: Viêm giác mạc do tùy ý sử dụng kháng sinh là một biến chứng rất nguy hiểm. Việc chữa trị tất cả căn bệnh đều phải qua thăm khám và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không nên tự tiện mua thuốc về uống tại nhà.

Xem thêm: Ăn gì để mắt luôn sáng khoẻ?

Bệnh đau mắt đỏ nếu được điều trị đúng cách sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần. Các bạn nên hạn chế đưa tay lên mặt và mắt, đặc biệt là phải rửa tay thường xuyên để tránh bị lây bệnh. trên đây là một số lưu ý về bệnh đau mắt đỏ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index