Bệnh đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Bệnh đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết các cơn đột quỵ và tìm cách điều trị nhanh chóng có thể mang lại kết quả tốt hơn. Hãy cùng Hanoireview tìm hiểu về bệnh đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết sớm, cần xử lý ngay nhé!
I. Bệnh đột quy là gì?
Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính. Đột quỵ xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ, không tuần hoàn.
Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động. Điều này có thể khiến cho người bệnh đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí là tử vong.
Có 3 loại đột quỵ chính:
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)
- Đột quỵ do thiếu cục bộ máu
- Xuất huyết
II. Nguyên nhân gây ra đột quỵ
Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ được cho là do xơ vữa động mạch. Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, vì vậy mà tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
Tình trạng tắc nghẽn mạch máu não này có thể xảy ra do cục máu đông. Nó gây nên đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch khiến cho các cục máu đông dễ dàng hình thành hơn. Đột quỵ xuất huyết có thể xảy ra nếu tình trạng huyết áp cao của người bệnh không được kiểm soát dẫn tới động mạch bị vỡ.
III. Các dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ sớm
Việc mạch máu bị tắc nghẽn sẽ khiến não bộ bị tổn thương. Người phát hiện ra các dấu hiệu bệnh đột quỵ càng sớm thì kết quả điều trị càng tốt. Vì lý do này, việc biết các dấu hiệu đột quỵ sẽ rất hữu ích. Các triệu chứng đột quỵ có thể bao gồm:
- Tê hoặc yếu ở cánh tay, mặt và chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể
- Khó nói hoặc hiểu người khác
- Nói lắp
- Nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc thiếu phản hồi
- Thay đổi đột ngột hành động, đặc biệt là tăng kích hoạt
- Các vấn đề về thị lực, kiến hạn như khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt với tầm nhìn bị đen hoặc mờ hoặc nhìn đôi
- Khó đi lại
- Mất thăng bằng, chóng mặt
- Co giật
- Buồn nôn hoặc nôn nhiều
- Người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện cảm giác khó nuốt
Gần đây các chuyên gia y tế, y bác sỹ nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc “FAST”:
- Face: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua gương mặt người bệnh. Dựa vào tình trạng mặt bị mất cân đối hoặc một bên miệng bị méo, bệnh nhân đột quỵ có thể sẽ được yêu cầu “cười” để được quan sát rõ hơn.
- Arm: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ cả hai tay lên, sau khi kiểm tra bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì bên đó được kết luận bị liệt.
- Speech: Nhận biết sự bất thường trong ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nói lặp lại một câu đơn giản nào đó. Nếu giọng nói không được tròn, rõ, không lưu loát hoặc không thể nói được thì đây chính là dấu hiệu bất thường của đột quỵ.
- Time: Bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ rất cao nếu xảy ra cả 3 dấu hiệu kể trên. Người xung quanh cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
IV. Cách sơ cứu cho người bị đột quỵ
Sau khi gọi xe cấp cứu khi phát hiện người bị đột quỵ, những người xung quanh hãy áp dụng các phương pháp sơ cứu cho bệnh nhân trước khi được đưa đến bệnh viện tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và tùy thuộc vào 2 trường hợp thực tế sau đây:
1. Nếu người bị đột quỵ tỉnh
- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp tim của người bệnh.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định đầu không cho lắc lư.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
- Lau đờm dãi, loại bỏ các dị vật trong miệng như răng giả, thức ăn còn sót lại.
- Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.
2. Nếu người bị đột quỵ hôn mê
- Cần sơ cứu theo 5 bước đã kể trên.
- Trong trường hợp mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5.
Những cấp cứu kịp thời cho người bị đột quỵ sẽ góp phần giảm nhẹ những hậu quả của đột quỵ để lại, không những vậy mà còn có thể cứu sống nạn nhân khỏi cái chết.
Chúng ta hãy quan tâm và lắng nghe sức khỏe nhiều hơn. Việc ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện tốt cũng sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra các bạn cần nhớ kỹ các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đột quỵ và cách sơ cứu trên nhé. Chắc chắn nó sẽ rất hưu ích cho các bạn đó!
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Hồng Ngọc