Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào tốt nhất?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bé nên được cho ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, lý do là bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm khắc ngoài sữa mẹ.
Việc cho ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Thận và dạ dày của bé sẽ dễ bị tổn thương do phải hoạt động quá mức trong khi lại chưa phát triển hoàn thiện.
Một lý do nữa mà mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm là vì lúc này, các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn, đồng thời phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, lưỡi chưa đẩy được thức ăn vào đúng đường tiêu hóa nên bé dễ bị sặc và nghẹn. Bé cũng có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách ăn dặm cho bé hiệu quả theo từng giai đoạn
1. Giai đoạn 1 (6 tháng tuổi)
Khi bé bắt đầu tập làm quen với ăn dặm, có thể nói kỹ năng của bé ở giai đoạn này chỉ là “nuốt chửng” thôi nên mẹ nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1: 10 (1 gạo, 10 nước) sau đó rây qua lưới thật nhuyễn và hoà thêm dashi để làm cháo loãng hơn. Bé mới ăn rây khoảng 2-3 lần sau khi đã quen dần giảm rây còn 1 lần nhé.
- Đối với các loại củ: Các mẹ nên rây ngay sau khi hấp/luộc, khi còn nóng rây sẽ dễ dàng hơn.
- Đối với các loại rau: Giai đoạn này cho bé ăn phần lá rau bởi vì lá mềm hơn và chất dinh dưỡng đều nằm trong phần lá nhiều hơn. Khi hấp/luộc chín mẹ dùng chài cối giã nhuyễn rồi sau đó rây qua lưới.
Xem thêm: Cho trẻ uống sữa công thức liệu có đầy đủ chất dinh dưỡng?
2. Giai đoạn 2 (7 – 8 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, cháo nấu theo tỉ lệ là 1:7 (1 gạo, 7 nước). Nửa đầu của giai đoạn 2, cháo nấu chín xong vẫn cần rây (8 phần rây, 2 phần nghiền bằng muỗng) nhưng khi bé từ khoảng tháng 7 rưỡi đến tháng thứ 8 thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, chỉ cần nghiền bằng muỗng là được.
- Đối với các loại rau củ : Nửa đầu giai đoạn củ quả hấp/luộc (củ quả cần nấu nhừ) thì 8 phần rây. 2 phần dùng nĩa dầm nát, tăng thô dần sau vài ngày. Đến nửa giai đoạn sau củ quả thái hạt lựu như hạt đậu đen luộc nhừ.
- Đối với đạm: Cá hấp luộc (khi còn nóng), thịt băm nhuyễn hoà với nước rồi nấu với lửa nhỏ. Thường thì cá miết nó sẽ tơi ra nên giữ nguyên cấu trúc này cho bé ăn. Còn đối với thịt băm nhuyễn nhưng vẫn còn to mẹ có thể rây lại qua lưới 8 phần, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc đó và tăng thô dần tương tự như rau củ.
3. Giai đoạn 3 (9 – 11 tháng tuổi)
Sau khi đã làm quen với thức ăn được 1 khoảng thời gian rồi. Bé đã có thể nhai thành thục hơn nên mẹ hãy nấu cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần thành cháo sệt nguyên hạt. Cháo đặc nguyên hạt theo tỷ lệ 1:3 (1 gạo, 3 nước).
- Đối với rau củ: Củ quả thái to hơn giai đoạn trước, như hình que (tầm 5mm) để bé tập nhai.
- Đối với đạm: Lúc này có thể làm đa đạng hơn về khâu chế biến như hấp, xào, luộc, chiên.
4. Giai đoạn 4 (12 – 18 tháng tuổi)
- Đối với rau củ: Rau củ hấp/luộc mềm cắt nhỏ tầm 1cm
- Đối với đạm: Lúc này trẻ cũng ăn da dạng hơn. Cá thái hạt lựu lăn qua bột mì chiên giòn, làm chả hoặc kho mềm. Đậu phụ có thể để nguyên miếng khi ăn xắn từng miếng cho bé ăn. Thịt có thể hầm với rau củ cho bé ăn
Việc ăn dặm đúng cách, hợp lý cho bé rất quan trọng. Các mẹ hãy cũng không nên ép buộc con quá mức. Tăng độ thô và lượng thức ăn theo nhu cầu của từng bé. Luôn tạo không khí vui vẻ và sự hấp dẫn của đồ ăn cho bé. Hi vọng với chia sẻ về cách ăn dặm cho bé hiệu quả theo từng giai đoạn trên của Hanoireview sẽ giúp ích cho các mẹ nhiều hơn.